Hoạt huyết dưỡng não

Tham vấn y khoa : Bác sĩ - 06/01/2022

Tên biệt dược: Hoạt huyết dưỡng não Traphaco, Hoạt huyết dưỡng não DHG, Hoạt huyết dưỡng não Cebraton, Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps…

Tên hoạt chất: cao đinh lăng, cao bạch quả

Phân nhóm: Thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não/ Các liệu pháp bổ trợ và thực phẩm chức năng

Thông tin chung

Tác dụng của hoạt huyết dưỡng não là gì?

Công dụng của hoạt huyết dưỡng não là bổ khí huyết, giúp giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, thuốc còn dùng phòng và điều trị các bệnh sau:

  • Suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, kém tập trung
  • Thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng
  • Giảm chức năng não bộ: giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, di chứng não
  • Chứng run giật của bệnh nhân Parkinson
  • Phục hồi các chức năng sau tai biến mạch máu não hoặc chấn thương sọ não.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc có những dạng và hàm lượng nào?

Sản phẩm thường được bào chế dưới dạng viên bao đường, dùng đường uống với hàm lượng cao đinh lăng và cao bạch quả thay đổi tùy từng nhà sản xuất.

Liều dùng

7-cau-hoi-thuong-gap-khi-cho-tre-uong-thuoc

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng hoạt huyết dưỡng não cho người lớn như thế nào?

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 2 – 3 viên/ lần và 2 – 3 lần/ ngày.

Liều dùng hoạt huyết dưỡng não cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em từ 4 – 12 tuổi: uống 1 viên/ lần và dùng 2 – 3 lần/ ngày.

Các dùng

Uống hoạt huyết dưỡng não như thế nào mới tốt?

Bạn có thể uống hoạt huyết dưỡng não sau bữa ăn (nghĩa là dùng thuốc lúc bụng no), trong vòng 2 – 3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh.

Những đối tượng thích hợp sử dụng:

  • Người trung – cao tuổi, phụ nữ bị thiếu máu não: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay quên.
  • Người hoạt động trí não nhiều: học sinh, sinh viên, doanh nhân, các nhà nghiên cứu…
  • Người bị bệnh Parkinson.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

đau đầu do tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não là gì?

Tác dụng phụ của hoạt huyết dưỡng não mà người dùng có thể gặp phải là:

  • Toàn thân: dị ứng
  • Thần kinh trung ương và ngoại vi: nhức đầu
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Da và các rối loạn mô dưới da: ngứa, phát ban, hội chứng Steven-Johnson

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng / Cảnh cáo

Trước khi uống thuốc hoạt huyết dưỡng não, bạn nên lưu ý những gì?

Không nên dùng sản phẩm nếu bạn quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Mỗi viên bao đường có chứa 170mg đường trắng. Bệnh nhân bệnh tiểu đường nên tính toán lượng đường dùng hàng ngày hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Không dùng sản phẩm này thay thế cho các thuốc điều trị tăng huyết áp. Nên ngưng sử dụng các sản phẩm chứa cao bạch quả 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Nên dùng thuốc thận trọng trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi chắc chắn thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi nào.

Tương tác thuốc

tương tác thuốc 1

Hoạt huyết dưỡng não có thể tương tác với những thuốc nào?

Sản phẩm có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Những thuốc có thể tương tác với hoạt huyết dưỡng não:

  • Thuốc chống đông máu (như warfarin, heparin…)
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Hoạt huyết dưỡng não có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc hoạt huyết dưỡng não?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Những người đang xuất huyết, rối loạn đông máu, pha nhồi máu não cấp, xuất huyết não, giảm trí nhớ do thiểu năng trí tuệ không nên sử dụng Hoạt huyết dưỡng não.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc như thế nào?

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.
  • Giữ xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.