Vắc xin ngừa bệnh dại

Tham vấn y khoa : Bác sĩ - 08/01/2022

Tác dụng

Tác dụng của vắc xin ngừa bệnh dại là gì?

Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn nên bảo quản vắc xin bệnh dại như thế nào?

Trước khi pha chế vắc-xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2–8ºC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc xin ngừa bệnh dại cho người lớn như thế nào?

tiêm vắc xin

Người lớn

Tiêm vắc xin trước khi phơi nhiễm:

Liệu trình ban đầu gồm 3 liều; 1 ml vào các ngày 0, 7 và 28 (có thể sử dụng liều thứ ba vào ngày 21 nếu cần thiết).

Liều tăng cường: 1 ml dựa trên hàm lượng kháng thể:

  • Phơi nhiễm liên tục với dịch bệnh: Nên tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 6 tháng, tiêm chủng khi hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới mức cho phép).
  • Phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: Tiêm chủng tăng cường hoặc tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 2 năm; đối với phơi nhiễm thường xuyên với mầm bệnh: không khuyến cáo).

Tiêm vắc xin sau khi phơi nhiễm:

Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ngay lập tức. Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh và có thể ngừng tiêm vắc xin nếu bệnh nhân không có nguy cơ mắc bệnh dại.

  • Đối với những người không tiêm chủng ban đầu đầy đủ: 5 liều, mỗi liều 1 ml vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 (bệnh nhân cũng nên tiêm globulin miễn dịch kháng dại kèm theo liều đầu tiên).
  • Đối với những người đã được tiêm chủng ban đầu: 2 liều, mỗi liều 1 ml vào các ngày 0 và 3.

Người cao tuổi

Tiêm vắc xin trước khi phơi nhiễm với dịch bệnh:

Liệu trình ban đầu gồm 3 liều; 1 ml vào các ngày 0, 7 và 28 (có thể sử dụng liều thứ ba vào ngày 21 nếu cần thiết).

Liều tăng cường: 1 ml dựa trên hàm lượng kháng thể

  • Đối với phơi nhiễm liên tục với dịch bệnh: Nên tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 6 tháng, tiêm chủng nếu hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới mức cho phép.
  • Đối với phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: Tiêm liều tăng cường hoặc tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 2 năm.
  • Đối với phơi nhiễm không thường xuyên với dịch bệnh: Không khuyến cáo.

Tiêm vắc xin sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh:

Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ngay lập tức. Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh và có thể ngừng tiêm vắc-xin nếu bệnh nhân không có nguy cơ mắc bệnh dại.

  • Đối với những người không tiêm chủng ban đầu đầy đủ: 5 liều, mỗi liều 1 ml vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 (bệnh nhân cũng nên tiêm globulin miễn dịch bệnh dại kèm theo liều đầu tiên).
  • Đối với những người đã được tiêm chủng ban đầu đầy đủ: 2 liều, mỗi liều là 1 ml vào các ngày 0 và 3.

Liều dùng vắc xin ngừa bệnh dại cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em

Tiêm vắc xin trước khi phơi nhiễm với dịch bệnh:

Liệu trình ban đầu gồm 3 liều; 1 ml vào các ngày 0, 7 và 28 (có thể sử dụng liều thứ ba vào ngày 21 nếu cần thiết).

Liều tăng cường: 1 ml dựa trên hàm lượng kháng thể

  • Đối với liệu trình ban đầu liên tục với dịch bệnh: Nên tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 6 tháng, tiêm chủng khi hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới mức cho phép.
  • Đối với phơi nhiễm thường xuyên với dịch bệnh: Tiêm liều tăng cường hoặc tiến hành xét nghiệm huyết thanh sau mỗi 2 năm.
  • Đối với phơi nhiễm không thường xuyên với dịch bệnh: Không khuyến cáo.

Tiêm vắc xin sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh:

Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước ngay lập tức. Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với dịch bệnh và có thể ngừng tiêm vắc xin nếu bệnh nhân không có nguy cơ mắc bệnh dại.

  • Đối với những người không tiêm chủng ban đầu đầy đủ: 5 liều, mỗi liều là 1 ml vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 (bệnh nhân cũng nên tiêm globulin miễn dịch bệnh dại kèm theo liều đầu tiên).
  • Đối với những người đã được tiêm chủng ban đầu đầy đủ: 2 liều, mỗi liều là 1 ml vào các ngày 0 và 3.

Vắc xin phòng bệnh dại có những hàm lượng nào?

Vắc xin dại có những hàm lượng sau:

  • Vắc xin tiêm chủng

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc xin ngừa bệnh dại?

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây:

  • Đau đầu
  • Choáng váng, khó chịu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đau cơ
  • Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin phòng bệnh dại, bạn nên biết những gì?

Đau khớp

Khả năng mắc phản ứng phức hợp miễn dịch từ 2-21 ngày sau khi dùng các liều tăng cường HDCV (vắc xin dại từ nuôi cấy trong tế bào lưỡng bội ở người) với các triệu chứng bao gồm đau khớp, viêm khớp, buồn nôn, khó chịu, phù mạch, sốt và nôn mửa.

Thận trọng khi sử dụng vắc xin ở những bệnh nhân bị chứng rối loạn chảy máu, bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng. Không được sử dụng vắc xin ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh dại. Việc phòng ngừa phơi nhiễm có thể được bắt đầu bất kể thời gian từ khi phơi nhiễm với dịch bệnh, cho đến khi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại không còn xuất hiện. Không sử dụng khi mang thai, đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
  • C = Có thể có nguy cơ
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ
  • X = Chống chỉ định
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Vắc xin ngừa bệnh dại có thể tương tác với thuốc nào?

nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên sử dụng chung với nhau, nhưng trong một số trường hợp, hai loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng chung dù có xảy ra tương tác thuốc. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng thuốc của bạn, hoặc đề nghị các biện pháp đề phòng cần thiết. Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ các loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào khác.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc xin bệnh dại?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tiêm vắc xin ngừa bệnh dại ở đâu?

♦ Bạn có thể tiêm tại các trung tâm y tế quận huyện, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (1 phố Yersin, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội); viện Pasteur (252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8, Q. 3, TP. HCM); Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn (198 Hoàng Văn Thụ, P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM).

♦ Giá vaccine: Verorab (Pháp) 290.000 đồng/mũi; Abhayrab (Ấn Độ) khoảng 255.000 đồng/mũi.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.